Nguyên nhân gây nổi mẩn ngứa vào mùa hè và 6 cách khắc phục

Nguyên nhân gây nổi mẩn ngứa vào mùa hè và 6 cách khắc phục. Hầu hết mọi người đều có tâm lý chung là chỉ mùa đông, không khí lạnh và khô mới gây nên hiện tượng dị ứng thời tiết, nổi mề đay hoặc mẩn ngứa. Tuy nhiên, trên thực tế, rất nhiều bệnh nhân gặp phải triệu chứng bệnh ngay cả khi tiết trời nắng nóng và oi nồng.
3 nguyên nhân gây nổi mẩn ngứa vào mùa hè
Theo bác sĩ Nguyễn Thành – Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh của bệnh viện Da liễu Trung Ương cho hay. Nguyên nhân gây nổi mẩn ngứa vào mùa hè là do sốc nhiệt.

Sốc nhiệt là một trong những gây nên mẩn ngứa trong mùa hè
Cụ thể, nếu người bệnh đang ở ngoài trời nắng nóng, 40 độ C. Sau đó, nhanh chóng di chuyển đến nơi có nhiệt độ thấp, máy điều hòa làm mát. Lúc này, nhiệt độ cơ thể sẽ bị thay đổi đột ngột cộng với việc vùng da hở trên cơ thể tiếp xúc với khí lạnh dẫn đến cơn dị ứng không báo được. Đặc biệt tình trạng này xuất hiện nhanh chóng ở những người có cơ địa dị ứng.
Bên cạnh đó, bác sĩ cho biết thêm, vào mùa hè tiết trời nắng nóng khiến cho các tế bào hô hấp nhiều hơn mức bình thường. Khi đó, da sẽ tăng cường điều tiết và sản xuất ra nhiều mồ hôi hơn. Và khi tiếp xúc cộng hưởng với khói bụi và nắng nóng sẽ gây dị ứng, ngứa ngáy. Lúc này, nổi mẩn ngứa khi trời nóng là điều bình thường.
Một nguyên nhân nữa khiến nổi mẩn ngứa vào mùa hè ghé thăm làn da là do ảnh hưởng của tia cực tím. Loại tia tử ngoại này có bức xạ điện từ giống sóng vô tuyến. Có thể xuyên qua da và làm tổn thương tế bào. Đồng thời, chúng còn làm biến đổi tính chất của các protein tạo thành các hoạt chất kháng nguyên lạ. Đây chính là lý do khiến hệ miễn dịch của cơ thể nhận diện sai. Và gây nên phản ứng dị ứng dẫn đến tình trạng nổi mẩn ngứa, mề đay trên da.
6 cách điều trị nổi mẩn ngứa khi trời nắng nóng
Hiện tượng nổi mẩn ngứa vào mùa hè thường khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu. Việc gãi ngứa giúp phần nào xoa dịu triệu chứng. Nhưng đây cũng chính là nguyên nhân khiến da bị tổn thường nặng. Do đó, để giảm những cơn ngứa, bác sĩ thường đề nghị bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc chống ngứa dạng bôi hoặc uống thuốc chống dị ứng. Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên áp dụng 1 số cách dưới đây:
1. Sử dụng các bài thuốc dân gian
Mật ong: Có tác dụng chống viêm, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Người bệnh chỉ cần 3 muỗng mật ong nguyên chất hòa tan với nước ấm và uống mỗi ngày, giúp giảm ngứa. Hoặc cũng có thể sử dụng miếng sáp ong rừng nhai nuốt lấy nước và bỏ phần bã. Nhai 2 – 3 lần mỗi ngày và liên tục vài ngày sẽ thấy mẩn ngứa có dấu hiệu thuyên giảm.
Tỏi: Hoạt chất kháng sinh tự nhiên có tác dụng kháng khuẩn và tăng cường hệ miễn dịch. Ăn 3 – 4 tép tỏi sống mỗi ngày, hỗ trợ điều trị mẩn ngứa vào hè.
Trà xanh: Dùng nước trà xanh ngâm vùng da bị mẩn ngứa hoặc nấu chè uống 1 – 2 chén mỗi ngày.

Chè xanh có tác dụng tốt trong việc giảm ngứa, mụn nhọt
6 cách điều trị nổi mẩn ngứa khi trời nắng nóng
2. Bù đắp nước cho cơ thể
Nắng nóng sẽ khiến cơ thể mất đi một lượng nước nhất định. Vì vậy, để duy trì nước cho các hoạt động cần thiết của cơ thể, giúp cung cấp độ ẩm cho da và hạn chế nổi mẩn ngứa. Bệnh nhân nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. Ngoài ra, đối với các vận động viên thể thao hoặc người tham gia hoạt động ngoài trời nhiều, lượng nước nạp vào cơ thể nhiều hơn.
3. Sử dụng thực phẩm, sản phẩm giải nhiệt
Một số thực phẩm có tính giải nhiệt như dừa, cà chua, chanh, bí đao, củ cải,… không chỉ giúp thanh lọc độc tố trong cơ thể. Mà còn giúp tăng sức đề kháng, rất tốt cho những ai bị nổi mẩn đỏ và sẩn mề đay.
4. Chống nắng đúng cách
Cách phòng ngừa mẩn ngứa khi trời nóng tốt nhất là nên thoa kem chống nắng khi ra ngoài. Kết hợp đeo khẩu trang, đeo kính râm hoặc mặc quần áo chống nắng. Người bệnh nên lựa chọn cho bản thân loại kem chống nắng phù hợp. Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên hạn chế tiếp xúc với nắng vào khung giờ từ 10 đến 14 giờ. Bởi đây là thời điểm tia UV trong ánh nắng hoạt động với cường độ và tần suất cao nhất.
6 cách điều trị nổi mẩn ngứa khi trời nắng nóng
5. Cân bằng nhiệt độ môi trường xung quanh với cơ thể
Như đã đề cập, mất cân bằng nhiệt độ là nguyên nhân dẫn đến phản ứng dị ứng gây nổi mề đay. Vì vậy, để ngăn ngừa triệu chứng này xảy ra. Người bệnh nên tự ổn định nhiệt độ bằng cách dùng máy điều hòa hoặc các thiết bị chống nhiệt, quạt hơi nước,… Bên cạnh đó, tắm nước lạnh cũng là cách ổn định thân nhiệt cơ thể nhanh chóng. Tuy nhiên, người bệnh không nên ngâm mình trong nước lạnh quá lâu, tránh gây cảm lạnh hoặc cảm cúm.
6. Nghỉ ngơi nhiều, giữ tâm lý thoải mái
Nắng nóng đồng nghĩa với việc mất nước và mất cân bằng chất điện giải trong cơ thể. Đây chính là yếu tố khiến người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức trong những ngày hè. Vì vậy, để khắc phục và phòng ngừa hiện tượng này tái phát, bệnh nhân nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi. Đồng thời nên thực hiện các biện pháp thiền định hoặc yoga để giúp tâm lý thoải mái, giảm stress.
Ngoài các biện pháp phòng ngừa nêu trên, bệnh nhân cũng có thể mặc những bộ quần áo thoáng mát, cói chất liệu thấm hút hoặc thường xuyên lau mồ hôi để ngăn chặn mẩn ngứa xuất hiện. Đồng thời nên có chế độ ăn uống hợp lý, nhất là đối với những người có cơ địa dị ứng.
(Tổng hợp từ internet)
Tìm hiểu sản phẩm Hoàn Bì Khang tiêu tan mẩn ngứa, mề đay, dị ứng
Cao tắm Mộc Mộc chặn đứng rôm sảy, mẩn ngứa, thủy đậu