Cách sơ cứu chuẩn khi bị côn trùng đốt

Hướng dẫn cách sơ cứu chuẩn khi bị côn trùng đốt. Côn trùng đốt, chích, cắn, hút máu khiến da bị sưng, đỏ, ngứa và đau. Các triệu chứng này sẽ nhanh chóng biến mất sau vài giờ hoặc 1-2 ngày. Tuy nhiên có trường hợp nặng, vết đốt của côn trùng có thể gây ra các phản ứng dị ứng mang tính chất toàn thân như nổi mày đay, phù nề môi, mắt, hầu họng, thanh quản, co thắt phế quản, nặng nhất là sốc phản vệ, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy chúng ta cần phải biết cách sơ cứu kịp thời khi bị côn trùng đốt để tránh hậu quả đáng tiếc.

Rửa sạch vết đốt do côn trùng bằng xà phòng
Các loại côn trùng hay đốt ngoài da
Các loại côn trùng hay đốt ngoài da: muỗi, kiến ba khoang, ong, sâu róm, bọ xít, rệp, bọ chét; ruồi (ruồi đen, ruồi cát, ruồi nai, ruồi ngựa); chí (chấy) nhện; bọ ve,…
Muỗi
Muỗi thường đốt vào những vùng da mỏng gây ngứa, đỏ, sưng tấy
Kiến ba khoang
Kiến là loài động vật rất đông đảo, chúng xuất hiện khắp mọi nơi. Chúng thường cắn người do phòng vệ là chính. Vết cắn trúng chỗ mềm thường gây ngứa da, sưng tấy trong 1 vài giờ.
Tuy nhiên nguy hiểm nhất là bị kiến ba khoang đốt. Kiến này đốt rất đau và điều trị mất nhiều thời gian. Trong bụng kiến ba khoang chứa một chất độc giống như chất piridin. Chất này khi tiếp xúc vào da tạo nên viêm da, thối thịt giống như bị tạt axit. Một số người không biết đã lấy tay giết kiến. Sau đó vô tình sờ lên mặt hoặc gãi lên da tạo thành những vết tổn thương dài. Hoặc thương tổn ở cẳng tay khi ngủ vắt tay lên trán làm tổn thương lan sang trán. Tổn thương ở bắp chân lây sang mặt sau đùi khi ngồi xổm. Những thương tổn dạng như trên được gọi là thương tổn hôn nhau (kissing lesion) là dấu hiệu đặc thù chỉ có trong viêm da tiếp xúc do côn trùng.

Kiến ba khoang đốt rất đau
Sâu róm
Sâu róm không đốt hay cắn người nhưng lông gai của chúng lại chứa chất gây ngứa khi không may chạm phải. Lông gai của một số loài có thể gây đau nhức dữ dội ở vùng da tiếp xúc. Thậm chí nổi mề đay do dị ứng. Các nốt sần ngứa có thể hết trong 2 – 3 giờ nhưng có thể diễn ra trong nhiều ngày. Tình trạng nặng có thể gây sưng hạch, nhức đầu, sốt, hạ huyết áp và co giật. Diễn tiến nặng có thể tử vong. Khi bị sâu róm bám vào da, tránh gãi nhiều lên vết ngứa vì điều này có thể làm lông và gai đâm sâu vào trong da gây triệu chứng kéo dài.
Ong
Đa phần các loài ong đều có nọc độc, tùy theo loài mà sẽ độc ít hay nhiều. Có loại gây chết người chỉ với trên 10 vết chích như ong vò vẽ, ong đất, nhưng cũng có loại không nguy hiểm nhiều đến sức khỏe như ong mật. Nọc ong có thành phần chính là protein kèm theo men xâm nhập, men tiêu huyết, tiêu tế bào, các chất gây dị ứng và acetylcholine… Trong trường hợp bị ong đốt quá nặng, nạn nhân sẽ bị tím tái, sốc, trụy tim mạch…, có thể tử vong nếu không được cứu chữa kịp thời.

Ong vò vẽ đốt có thể gây tím tái, tử vong
Ấu trùng bướm
Ấu trùng bướm có lông ngắn có thể kích thích da gây viêm da. Ấu trùng có thể bò trực tiếp trên da hoặc gián tiếp do gió thổi đưa lông dính vào quần áo, khi mặc vào sẽ bị ngứa.
Bọ xít hút máu người
Bọ xít hút máu người Tritoma là loài rất độc. Sau khi con bọ hút máu người thì nó sẽ thải bỏ chất thải trong cơ thể nó vào chỗ gần vết cắn. Khi chất thải này vô tình bị chà xát thì một loại ký sinh trùng có trong đó sẽ có cơ hội xâm nhập vào cơ thể.

Bọ xít hút máu người là loài rất độc
Bọ chét (rận, ve chó)
Đây là loại côn trùng thường gặp, sống ký sinh ở chó, mèo hoặc trong bụi rậm. Chúng có kích thước rất nhỏ. Những vết đốt của chúng không chỉ gây đau nhói, sưng hay dị ứng mà còn có thể gây sốt, mẩn đỏ. Khi bị các loài côn trùng này cắn, nên kéo chúng thật từ từ, hoặc dùng lửa hơ, bôi cồn, dầu để chúng tự rơi ra, tránh để hàm răng của chúng dính lại da thịt, có thể gây nhiễm trùng. Sau đó rửa chỗ bị cắn bằng xà phòng và nước ấm, rồi bôi cồn hoặc dầu và thuốc sát trùng vào chỗ bị cắn.
Rệp giường
Rệp giường thường đốt vào ban đêm khi bạn ngủ. Rệp giường đốt để lại các vết đỏ giống như muỗi đốt nhưng gây đau hơn, da sưng và ngứa hơn. Có một cách chính xác để nhận ra vết rệp giường cắn đó là các vết cắn rất gần nhau, tạo thành những đoạn ngắn trên da. Ngày nay do đời sống phát triển, mọi người ít sử dụng chiếu cói, rơm rạ để lót giường nằm nên ít xuất hiện rệp. Tuy nhiên vẫn cần phải thường xuyên vệ sinh chăn chiếu, giường ngủ.
Hướng dẫn sơ cứu khi côn trùng đốt
Các bước sơ cứu cơ bản:
- Trước tiên để loại bỏ các chất độc tại vùng da bị côn trùng cắn, chúng ta hãy rửa sạch bằng xà phòng diệt khuẩn. Việc rửa sạch vết cắn sẽ khiến bạn bớt khó chịu hơn, tránh được việc chà xát làm vết thương lan rộng.
- Sử dụng những viên đá lạnh chườm lên vùng da bị côn trùng cắn. Nhiệt độ thấp của nước đá có tác dụng như một liều thuốc gây tê, giúp giảm đau rát hoặc ngứa ngáy nhanh chóng. Ngoài ra, nước đá cũng làm hạn chế tình trạng sưng phồng khi bị côn trùng cắn. Đặc biệt, nó còn giúp ngăn chặn sự xâm nhập của các vi khuẩn vào vết cắn, bảo vệ vết thương khỏi tình trạng nhiễm khuẩn.
- Dùng nước cốt chanh hoặc vài lát chanh mỏng cọ xát trực tiếp lên vết côn trùng cắn. Nó sẽ giúp bạn giảm ngứa nhanh chóng.
- Bôi các loại kem sát khuẩn da, cao tắm Mộc Mộc.

Chườm đá lạnh vào vết côn trùng đốt giúp giảm sưng và ngứa
Cách xử lý khi bệnh diễn tiến nặng hơn hoặc sau khi sơ cứu
- Nếu vết cắn hoặc đốt bị sưng nhiều, bóng rộp hoặc có mủ, có dấu hiệu nhiễm trùng cần đi khám bác sĩ.
- Đến ngay cơ sở y tế gần nhất nếu bạn gặp một trong các triệu chứng như thở khò khè hoặc khó thở, buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy, tim đập nhanh, chóng mặt hoặc cảm giác muốn xỉu, khó nuốt, lẫn lộn, lo lắng hoặc kích động.
Các biện pháp giúp hạn chế côn trùng đốt
- Để tránh côn trùng nên phát quang xung quanh nhà nếu nhà gần vườn cây.
- Treo các loại bả hấp dẫn côn trùng có chứa thuốc diệt côn trùng.
- Giữ vệ sinh sạch sẽ quần áo, nơi ăn ở.
- Treo 1 số loại tinh dầu giúp côn trùng tránh xa như tinh dầu tràm gió, tinh dầu xả chanh,…
- Thủ sẵn 1 vài loại kem bôi da hoặc cao tắm Mộc Mộc trong nhà.
Thông tin được tổng hợp bởi biên tập viên nhãn hàng Hoàn Bì Khang. Chúng tôi luôn nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng cũng như cung cấp thông tin cuốn hút, dễ hiểu, dễ nhớ về y khoa, sức khỏe đến cộng đồng. Độc giả hãy yên tâm về thông tin sản phẩm và các thông tin chuyên môn được cung cấp tại website này.
Mọi thông tin khách hàng cần tư vấn theo form sau:
Fanpage chính thức của sản phẩm Hoàn Bì Khang
Hotline tư vấn: 076.342.8899 – 0903436797 (có zalo)
Văn phòng giao dịch: 48 Ngọc Hồi, Hoàng Mai, Hà Nội