Xét nghiệm ký sinh trùng là gì? Xét nghiệm ở đâu, chi phí bao nhiêu?

Xét nghiệm ký sinh trùng là phương pháp được chỉ định trong thăm khám cận lâm sàng giúp phát hiện các loại ký sinh trùng trên cơ thể. Từ đó có phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả giúp người bệnh mau khỏi và tránh tái phát.
Tuy nhiên trường hợp nào cần làm xét nghiệm ký sinh trùng. Các địa chỉ thực hiện xét nghiệm ký sinh trùng uy tín ở đâu? Chi phí hết bao nhiêu? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Xét nghiệm ký sinh trùng là gì?
Ký sinh trùng thường có ở trái cây và rau sống, thức ăn nhanh, thực phẩm tái hoặc các món ăn sống như sushi, sashimi. Ngoài ra vật nuôi và môi trường đất cũng là một yếu tố gây bệnh nguy hiểm khác đối với con người. Đường xâm nhập vào cơ thể qua da, miệng và niêm mạc.

Xét nghiệm ký sinh trùng giúp chẩn đoán bệnh chính xác hơn
Nếu bạn thường xuyên bị ngứa ngáy, nổi mề đay, mụn,…Bạn đã khám da liễu, đã sử dụng các loại giải độc gan, tắm lá nhưng vẫn không hết ngứa. Thậm chí tình trạng ngứa tăng lên, nhanh tái phát. Bạn chạy lòng vòng hết cơ sở y tế này đến bệnh viện khác, hỏi kinh nghiệm hết người này đến người khác mà vẫn chưa tìm được biện pháp hữu hiệu. Lúc này bạn nên nghĩ đến nhiễm ký sinh trùng.
Hiện nay, tỷ lệ bệnh nhân nhiễm các loại ký sinh trùng tương đối phổ biến do thói quen ăn uống, nuôi chó mèo, ô nhiễm môi trường ngày càng tăng.
Xét nghiệm ký sinh trùng sẽ giúp phát hiện các loại ký sinh trùng trên cơ thể để chẩn đoán bệnh đang mắc phải. Đây là phương pháp được chỉ định trong thăm khám cận lâm sàng. Bác sĩ sẽ chỉ định làm các xét nghiệm. Có trường hợp xét nghiệm máu, cũng có trường hợp cần tìm ký sinh trùng trong đường ruột (giun kim, giun móc,…) thì sẽ sử dụng kỹ thuật soi phân.
Các dấu hiệu cần làm xét nghiệm ký sinh trùng (Nguyên nhân, triệu chứng các bệnh gây ra do ký sinh trùng)
Khi có dấu hiệu bệnh, dù là nhỏ nhất bạn cũng nên đi khám và thực hiện xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ. Điều này giúp bạn chắc chắn có bị bệnh không, có biện pháp điều trị kịp thời và mang lại kết quả cao.
Bạn không nhất thiết phải có đầy đủ các dấu hiệu dưới đây mà chỉ cần có 1 trong số chúng nên đi khám càng sớm càng tốt:
Da phát ban, ngứa ngáy, khó chịu
Nguyên nhân chính có thể là từ giun sán. Một số loại giun sán có trong máu gây ngứa và dị ứng da cho người bệnh.
Bài viết liên quan: Mẹo dân gian chữa mề đay dễ làm và hiệu quả

Mề đay có thể do nhiễm ký sinh trùng
Đau khớp và cơ bắp
Đau khớp và cơ bắp do hoạt động của ký sinh trùng gây chấn thương các mô hoặc do kết quả của các phản ứng miễn dịch.
Đau đầu
Bạn đã uống thuốc giảm đau thường xuyên, uống các loại bổ não vẫn không giảm. Bạn cần đi xét nghiệm ký sinh trùng vì có thể ấu trùng đã di chuyển lên não.
Đau mắt
Có trường hợp ấu trùng di chuyển lên mắt làm cho mắt bị mờ. Nặng hơn là viêm đỏ mắt, mất thị lực…
Rối loạn tiêu hóa
Ký sinh trùng có thể gây ra rối loạn chức năng đường tiêu hóa như đau bụng, chướng bụng, đầy hơi, đi cầu phân lỏng hoặc táo bón.
Nghiến răng
Một trong những nguyên nhân dẫn tới nghiến răng bất thường là do nhiễm ký sinh trùng. Một nghiên cứu sức khỏe năm 2010 được tiến hành ở Mỹ đã khẳng định mối tương quan giữa nhiễm ký sinh đường ruột và tật nghiến răng ở trẻ nhỏ trong lúc ngủ.
Ngứa hậu môn
Đây là một dấu hiệu nhiễm trùng ký sinh trùng. Thông thường ngứa quanh hậu môn xảy ra vào ban đêm khi giun cái đẻ trứng. Điều này khiến bệnh nhân hay thức dậy thường xuyên vào buổi đêm.
Mệt mỏi
Bạn cảm thấy uể oải liên tục ngay cả sau khi ăn và ngủ đúng cách. Nguyên nhân do thiếu hụt các chất dinh dưỡng trong cơ thể. Điều này chủ yếu liên quan đến giun đường ruột đã ăn hết các thức ăn bổ dưỡng.
Thay đổi tâm tính, bồn chồn lo lắng, không tập trung và trí nhớ kém
Nguyên nhân do ruột cũng chứa các nơ-ron và chất dẫn truyền thần kinh (cụ thể là serotonin). Ký sinh trùng trong ruột thải ra các chất thải độc tấn công các tế bào thần kinh và các chất dẫn truyền thần kinh. Từ đó khiến người bệnh cảm thấy căng thẳng, bồn chồn, thất vọng và thậm chí trầm cảm.

Ít người biết rằng mệt mỏi, trầm cảm lại đến từ nguyên nhân nhiễm ký sinh trùng
Các phương pháp chẩn đoán nhiễm ký sinh trùng
Để xác định bệnh, thông thường bác sĩ sẽ kết hợp chẩn đoán lâm sàng và chẩn đoán xét nghiệm.
Chẩn đoán lâm sàng
Thông qua các biểu hiện của cơ thể mà bác sĩ chẩn đoán bệnh cho bạn. Tuy nhiên, người bị nhiễm ký sinh trùng lại chưa có những triệu chứng rõ ràng, cụ thể ra sao. Thậm chí có những tình trạng còn giống với các bệnh khác cho nên việc chẩn đoán lâm sàng thường gặp nhiều khó khăn và chưa khẳng định được chắc chắn. Để có thể chắc chắn bệnh thì cần thực hiện xét nghiệm ký sinh trùng.
Chẩn đoán xét nghiệm
Qua bước khám lâm sàng, để bổ sung và khẳng định kết quả chính xác thì phương pháp xét nghiệm rất cần thiết. Thông qua các xét nghiệm trong một số loại bệnh phẩm có thể phát hiện được ký sinh trùng như:
Soi trên lam máu tế bào ngoại vi
Có thể phát hiện được các loại ký sinh trùng trong máu (nếu có) như: Ký sinh trùng sốt rét, giun chỉ bạch huyết…
Xét nghiệm miễn dịch huyết thanh trong máu
Có thể phát hiện nhiều loại ký sinh trùng, do khi ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể, cơ thể sẽ có đáp ứng miễn dịch bằng cách sinh ra các kháng thể đặc hiệu hoặc không đặc hiệu là các IgG/IgM với từng loại ký sinh trùng như: Giun đũa IgG, Sán dây lợn IgG, Sán dây lợn IgM, Candida IgG, Giun chỉ IgG…gần như đa số các loại ký sinh trùng đều có thể xét nghiệm tìm IgG/IgM trong máu để sàng lọc ban đầu.
Soi phân
Soi phân của người bệnh để tìm ra các sinh vật đơn bào, ấu trùng giun lươn, giun sán.
Xét nghiệm mô bệnh học
Sinh thiết có thể phát hiện được một số ký sinh trùng như nhóm sán dây lợn, sán dây bò…
Xét nghiệm soi tươi hoặc PCR
Có thể phát hiện được một số loại ký sinh trùng trong các một số loại bệnh phẩm như: dịch sinh học, chất thải, dịch mủ, chất nôn…
Xét nghiệm soi tươi từ tế bào sừng
Soi tươi từ tế bào sừng ở móng, tóc, vảy da,..

Xét nghiệm là phương pháp phổ biến chẩn đoán nhiễm ký sinh trùng
Xét nghiệm vật chủ trung gian gây bệnh
Qua thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày có thể sẽ là nguồn trung gian gây bệnh cho bạn như tôm, cá, cua, ruồi, rau, đất, nước,…
Ngoài ra còn một số xét nghiệm khác hỗ trợ rất tốt trong việc chẩn đoán bệnh ký sinh trùng như: xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi để kiểm tra bạch cầu ái toan tăng cao hay không, men gan, tổng phân tích nước tiểu…
Chẩn đoán hình ảnh
Phương pháp chẩn đoán hình ảnh như chụp X – quang, chụp cộng hưởng từ để tìm ký sinh trùng trong nội tạng (tim, phổi, não, ruột)
Địa chỉ xét nghiệm ký sinh trùng tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Miền Trung
Địa chỉ xét nghiệm ký sinh trùng tại Hà Nội
- Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương (nằm trong bệnh viện Bạch Mai. Số 78, Đường Giải Phóng, Hà Nội. Điện thoại: Hành chính: (84-4).35763491)
- Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC (Địa chỉ: 42 Nghĩa Dũng, Phúc xá, Ba Đình, Hà Nội. Số điện thoại: 1900 565656)
- Viện sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung Ương (Địa chỉ: Số 34 Trung Văn – Phường Trung Văn – Quận Nam Từ Liêm – Hà Nội. Điện thoại: (024) 3 854 4326, Fax: (024) 3 854 4326)
Địa chỉ xét nghiệm ký sinh trùng tại thành phố Hồ Chí Minh
- BV Bệnh nhiệt đới TPHCM (Số 764 Võ Văn Kiệt, P.1, Q.5, TPHCM. ĐT: 028 3923 8704 – 028 3923 5804)
- Viện Pasteur TPHCM (Số 167 Pasteur, P.8, Q.3, TPHCM. (đi cổng sau số 252 Nam Kỳ Khởi Nghĩa. ĐT: 028. 3829 7308)
- Viện sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng TPHCM (Số 699 Trần Hưng Đạo, P.1, Q.5, TPHCM. ĐT: 028 3923 9946 – 028 3923 7422)
BV Chợ Rẫy (201B Nguyễn Chí Thanh, 12, Q.5, TPHCM. ĐT: 0283 8554 137) - Phòng Khám Ký Sinh Trùng Ánh Nga (402 An D. Vương, Phường 4, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh. SĐT: 091 217 11 77)
- Trung tâm xét nghiệm và chẩn đoán y khoa (Cơ sở 1: 414 – 420 Cao Thắng nối dài, P.12, Q.10, Tp.HCM. Ngoài ra trung tâm còn có nhiều cơ sở tại các quận khác)

Bệnh viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ xét nghiệm ký sinh trùng tại miền Trung
- Trung tâm xét nghiệm ký sinh trùng Nghệ An (77 Tôn Thất Tùng, Hưng Dũng, Thành phố Vinh, Nghệ An. SĐT 0789 833 737)
- Bệnh viện Đà Nẵng (Địa chỉ: 124 Hải Phòng, Thạch Thang, Hải Châu, Đà Nẵng. SĐT: 0236 3821 118)
- Viện Sốt rét, ký sinh trùng, côn trùng Quy Nhơn (Địa chỉ: 611B Nguyễn Thái Học, Nguyễn Văn Cừ, Thành phố Qui Nhơn, Bình Định. SĐT: 0256 3847 725)
- Viện Pasteur Nha Trang (8 Trần Phú, Xương Huân, Tp. Nha Trang, Khánh Hòa)
Xét nghiệm ký sinh trùng bao lâu có kết quả?
Các kết quả xét nghiệm ký sinh trùng sẽ được trả ngay trong ngày.
Một số ký sinh trùng gây ngứa theo thứ tự từ trên xuống dưới, thường được chỉ định xét nghiệm là:
- Giun đũa chó (Sán chó) Toxocara sp
- Giun lươn
- Sán lá gan
- Nấm da nấm sâu
- Dị ứng bọ mạt nhà, nấm mốc…
Chi phí xét nghiệm ký sinh trùng hết bao nhiêu? BHYT có chi trả không?
Chi phí khám và xét nghiệm ký sinh trùng tùy theo cơ sở y tế và các xét nghiệm tiến hành.
Hiện nay các bệnh viện, cơ sở y tế đều có bảng niêm yết mức giá các xét nghiệm.
Giá xét nghiệm chẩn đoán ký sinh trùng dao động từ 75.000đ đến 300.000đ đồng tùy vào mỗi loại.
Ví dụ tại BV Bệnh nhiệt đới TPHCM, xét nghiệm sán lá gan lớn giá 172.000 đồng, giun lươn và giun đũa chó giá 290.000 đồng…
Tại Viện Pasteur TPHCM, các loại chi phí xét nghiệm tại Viện Pasteur TPHCM có giá chung là 75.000 đồng/ loại, ngoại trừ xét nghiệm Toxoplasma gondii có giá 220.000 đồng.
Về BHYT, các chỉ định xét nghiệm và điều trị phải do bác sĩ điều trị yêu cầu mới được BHYT chi trả. Tốt nhất khi đi khám bệnh nên mang theo BHYT và chứng minh nhân dân (bản chính và bản photo)
Sau khi xét nghiệm cần làm gì? Những biện pháp ngăn ngừa bệnh ký sinh trùng
- Rửa tay thật sạch bằng xà phòng.
- Rửa trái cây, hoa quả và rau xanh sạch sẽ trước khi ăn.
- Không được lấy miệng cắn móng tay hoặc cắn đầu bút và những vật không vệ sinh khác.
- Nấu chín cá và thịt trước khi ăn.
- Nên uống nước lọc tinh khiết, uống nước đã đun sôi.
- Vứt bỏ các thảm, chiếu cũ để lâu ngày.
- Tránh tiếp xúc gần gũi với vật nuôi, vệ sinh thường xuyên cho vật nuôi, không để chúng nằm trên ghế sofa, giường hoặc liếm lên mặt.
Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan về xét nghiệm ký sinh trùng. Từ đó có giải pháp phù hợp cho những căn bệnh khó chịu đang gặp phải.
(Đỗ Thủy tổng hợp từ Internet và Website các bệnh viện)